- Giới thiệu
- Content mapping là gì?
- Tại sao cần có Content mapping?
- Các bước thiết lập Content mapping
- Lời kết
Content mapping là gì? Làm sao xây dựng một content mapping ?
Giới thiệu
Để phân phối nội dung của bạn đến đúng người đúng thời điểm, bạn cần xây dựng được một content mapping hiệu quả. Lập kế hoạch cho nội dung và hiểu rõ mục tiêu của chúng sẽ giúp bạn nhắm đến đúng đối tượng khách hàng của mình.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số kiến thức liên quan để giúp bạn có thể lên được một content mapping cho chính mình.
- ⦁ Content mapping là gì?
- ⦁ Tại sao nên áp dụng Content mapping vào xây dựng chiến lược nội dung?
- ⦁ Các bước lập một Content mapping
Content mapping là gì?
Trước khi bắt đầu, chúng ta cần phải hiểu được Content mapping là gì? Nói đơn giản, Content mapping là một sơ đồ về quá trình xây dựng và phân phối nội dung đến người mua dựa trên hành trình khách hàng. Mỗi giai đoạn người mua sẽ có những hành vi, sở thích khác nhau mà dựa vào chúng, các content marketer cần điều chỉnh nội dung của mình cho phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Content mapping là một phần không thể thiếu của mọi chiến lược phân phối nội dung. Theo thông kê, Content mapping tạo ra lượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn đến 50% so với phương pháp tiếp thị thông thường.
Tại sao nên áp dụng Content mapping vào quá trình xây dựng chiến lược nội dung?
Content mapping là một phần của chiến lược nội dung. Vậy giải pháp này giúp bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng như thế nào?
Trong khi phương pháp marketing thông thường tạo nên nội dung và chờ đợi khách hàng tìm đến bạn thì Content mapping lại có một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Theo cách này, bạn sẽ xây dựng nội dung của mình rồi chủ động phân phối chúng đến đúng khách hàng tại đúng thời điểm.
Dưới đây là những công việc phải làm với Content mapping:
Phân phối nội dung cho khách hàng: Mọi người thường lên mạng để tìm kiếm những thông tin mà họ cần. Với Content mapping, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các khách hàng tiềm năng của mình và cung cấp cho họ những gì họ đang tìm kiếm.
Theo chân hành trình khách hàng: Hiểu rõ cách mà người dùng tìm đến bạn cũng là một phần của Content mapping. Dựa vào đó, bạn có thể tạo nên những nội dung có chủ đích và phù hợp với khách hàng của mình tại từng giai đoạn trong hành trình mua hàng của họ.
Đa dạng hóa các loại nội dung và chủ đề: Khi đã hiểu rõ những gì khách hàng cần, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sáng tạo nội dung cho thương hiệu của mình.
Hiểu rõ về chiến lược nội dung và hành trình khách hàng sẽ giúp bạn cải thiện nhận thức và nâng cao lợi nhuận cho thương hiệu của mình.
Các bước thiết lập Content mapping
Bạn đã hiểu rõ Content mapping là gì và tầm quan trọng của nó trong chiến lược nội dung, bây giờ bạn có thể bắt đầu xây dựng một Content mapping cho riêng mình. Dưới đây là 6 bước cơ bản bạn có thể tham khảo:
- 1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
- 2. Tìm hiểu hành trình mua sắm của khách hàng
- 3. Tìm ra những câu hỏi mà người dùng có thể có
- 4. Xác định đúng loại nội dung cho mỗi giai đoạn trong hành trình
- 5. Lên ý tưởng cho các chủ đề
- 6. Thiết lập mục tiêu và cách đo lường cho Content map
1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Trước khi xây dựng nội dung, bạn cần xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Khách hàng mục tiêu chính là nhóm cá nhân hoặc doanh nghiệp có khả năng cần đến sản phẩm, dịch vụ của bạn nhất. Mỗi thương hiệu luôn có một nhóm khách hàng mục tiêu riêng và việc xác định đúng đối tượng sẽ giúp bạn tạo nên những nội dung tốt hơn.
Hãy bắt đầu bằng việc thu thập những dữ liệu của khách hàng bạn đang có và xem xét ai sẽ là người có khả năng mua hàng của bạn nhất. Bạn có thể tạo nên Buyer Personas – Chân dung khách hàng giúp bạn mô tả đối tượng của mình chi tiết hơn với các thông tin sau:
- ⦁ Demographics (Nhân khẩu học): Tên, tuổi, giới tính, thu nhập, v.v.
- ⦁ Goals and Motivations: Mục tiêu và động lực của khách hàng
- ⦁ Challenges: Vấn đề và khó khăn mà khách hàng gặp phải
- ⦁ Hobbies and Interests: Sở thích và thoái quen mua sắm của khách hàng
2. Tìm hiểu hành trình mua sắm của khách hàng
Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu của mình, bước tiếp theo chính là tái hiện hành trình mua sắm của khách. Dựa vào sự thấu hiểu của bạn đối với khách hàng, hãy mô tả lại hành trình đưa ra quyết định của họ. Về cơ bản, hành trình khách hàng gồm có 5 giai đoạn như sau:
- ⦁ Awareness (Nhận biết)
- ⦁ Consideration (Cân nhắc)
- ⦁ Decision (Mua hàng)
- ⦁ Service (Hỗ trợ sau bán)
- ⦁ Loyalty (Trung thành)
Ở mỗi một giai đoạn, người mua sẽ thực hiện các hành động, đặt ra những câu hỏi và gặp phải các vấn đề khác nhau. Do đó sơ đồ bạn phát họa ra phải thể hiện rõ trải nghiệm của người dùng qua từng giai đoạn.
- ⦁ Hành vi khách hàng: Những hành động mà khách hàng thực hiện.
- ⦁ Điểm tiếp xúc với thương hiệu: Nền tảng mà khách hàng có thể bắt gặp và tương tác với thương hiệu của bạn.
- ⦁ Trải nghiệm của khách hàng: Cảm xúc của họ qua từng giai đoạn.
- ⦁ Cơ hội cho bạn: Xem xét lại những điều khách hàng lo lắng và thử đưa ra giải pháp cho chúng.
Hiểu được lộ trình mua sắm của khách hàng sẽ giúp bạn tìm thấy những cơ hội cho thương hiệu của mình.
3. Tìm ra những câu hỏi mà người dùng có thể có
Bạn muốn hiểu rõ được suy nghĩ của người dùng khi sáng tạo nội dung? Điều này có nghĩa là bạn nên đi trước một bước và trả lời các câu hỏi của họ trước khi họ kịp hỏi.
Người dùng có thể đặt câu hỏi gì về sản phẩm dịch vụ của bạn? Đây là một số ý tưởng:
- ⦁ Sản phẩm/dịch vụ này làm được gì?
- ⦁ Sản phẩm/dịch vụ này có giá bao nhiêu?
- ⦁ Tôi có thể tự mình xử lý công việc này mà không cần trợ giúp không?
- ⦁ Sản phẩm/dịch vụ này mang lại lợi ích gì?
- ⦁ Tôi cần có kiến thức gì để hiểu sản phẩm/dịch vụ này?
4. Xác định đúng loại nội dung cho mỗi giai đoạn trong hành trình khách hàng
Mỗi giai đoạn sẽ yêu cầu các loại nội dung khác nhau để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Hành trình khách hàng (Customer Journey) là một khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng. Nó bao gồm từng giai đoạn mà khách hàng trải qua từ khi họ nhận biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho đến khi họ trở thành khách hàng trung thành. Dưới đây là nội dung cho từng giai đoạn của hành trình khách hàng:
Nhận biết (Awareness): Giai đoạn này bắt đầu khi khách hàng đầu tiên nhận biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Trong giai đoạn này, bạn nên ưu tiên các bài viết về cung cấp kiến thức, thông tin cho người dùng để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra sự nhận diện về thương hiệu của bạn.
Xem xét (Consideration): Sau khi khách hàng biết đến bạn, họ sẽ tiến hành nghiên cứu và so sánh với các lựa chọn khác. Trong giai đoạn này, bạn nên cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để giúp khách hàng đưa ra quyết định thông minh.
Quyết định (Decision): Ở giai đoạn này, khách hàng đã thu thập đủ thông tin và sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng. Các loại nội dung có thể cung cấp trong giai đoạn này bao gồm: demo sản phẩm, câu hỏi thường gặp, đăng ký tư vấn,… Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo rằng quá trình thanh toán và giao hàng hoặc dịch vụ đều diễn ra một cách trơn tru và chất lượng.
Hỗ trợ (Service): Sau khi khách hàng mua hàng, họ sẽ bắt đầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hãy cung cấp hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ kỹ thuật nếu cần thiết để đảm bảo họ có trải nghiệm
Trung thành (Loyalty): Khách hàng trở thành người dùng trung thành khi họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Khuyến khích sự trung thành bằng cách cung cấp các ưu đãi cho khách hàng cũ, khi giới thiệu khách hàng mới, khi chia sẻ cảm nhận về sản phẩm dịch vụ, v.v.
Hành trình khách hàng là một quá trình động, và bạn cần liên tục theo dõi và tối ưu hóa để đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm tốt và trở thành nguồn thu nhập ổn định cho doanh nghiệp của bạn.
5. Lên ý tưởng cho các chủ đề
Khi bạn lên kế hoạch về cấu trúc và loại nội dung của mình, bạn có thể bắt đầu phân loại theo các chủ đề bạn muốn đề cập. Với những chủ đề này, hãy nhớ lưu ý đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và trải nghiệm người dùng (UX).
Nếu bạn không chắc chắn về cách tạo chủ đề, hãy thử tham khảo đối thủ cạnh tranh và thực hiện tìm kiếm trên Google. Xem những chủ đề và bài viết liên quan nào xuất hiện và ghi lại những gì bạn chưa đề cập đến.
6. Thiết lập mục tiêu và cách đo lường cho Content map
Bây giờ bạn đã có ý tưởng về nội dung bạn cần viết và biết thời điểm nào phù hợp cho từng loại nội dung, bạn cần một cách để theo dõi hiệu quả của toàn bộ chiến lược. Một số mục tiêu bạn có thể sử dụng bao gồm:
- ⦁ Đảm bảo mỗi phần đều có mục đích rõ ràng
- ⦁ Kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi trước và sau khi triển khai nội dung mới
- ⦁ Nhìn vào thứ hạng lưu lượng truy cập và SEO
Đây chỉ là một số cách giúp bạn đi đúng hướng khi thiết lập Content mapping cho thương hiệu của mình. Khi trang web của bạn ngày càng phức tạp, hãy nhớ cập nhật sơ đồ nội dung và kiến trúc trang web để giữ mọi thứ hoạt động mượt mà.
Lời kết
Như vậy, Content mapping có thể giúp bạn định hướng cho nội dung của mình và khiến chiến lược marketing trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Với những kiến thức về Content mapping phía trên, XYLOO hy vọng bạn có thể xây dựng cho mình một kế hoạch hiệu quả. Chúc bạn thành công!